Super User

Super User

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 Sáng ngày 30/11/2022, hội thảo “Nâng cao hiệu quả truyền thông giáo dục sức khoẻ trên trang thông tin điện tử, fanpage” diễn ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh do khoa TTGDSK tổ chức.
 Hội thảo có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Minh Tuấn – PGĐ Sở Y tế Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Thị Dung – PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Linh – Phó Trưởng phòng báo Quảng Ninh Điện tử và Cổng thông tin, nhà báo Nguyễn Thị Hoa công tác tại Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, đại diện lãnh đạo các bệnh viện, TTYT cùng gần 70 cán bộ phụ trách TTGDSK trên địa bàn tỉnh.
 Phát biểu tại khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, PGĐ Sở Y tế nhấn mạnh truyền thông phải đi trước một bước, công tác GDSK phải được xếp hàng đầu. Đồng chí hi vọng rằng thông qua buổi hội thảo, các cán bộ TTGDSK tại Quảng Ninh sẽ được truyền tải những kĩ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực, chuyên môn để truyền tải thông tin nhanh, hiệu quả, linh hoạt bằng các nền tảng hiện đại đến với người dân.
 Hội thảo đã thông qua Báo cáo công tác TTGDSK năm 2022 và định hướng TTGDSK năm 2023 của khoa TTGDSK thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Trong năm 2022, ngành y tế đã đưa tin, bài trên các phương tiện truyền thông là 2.243 lượt, đạt 224,3% kế hoạch năm 2022. Ngoài ra, khai thác 240 tin, 189 bài đăng trên Website: Sở Y tế, CDC, Sức khỏe Quảng Ninh... Nội dung tuyên truyền tập trung truyền thông lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cháu từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi. Từ đó phụ huynh, người dân biết và đồng thuận, phối hợp triển khai chiến dịch tiêm chủng diện rộng trên địa bàn tỉnh; cùng với đó là các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi mắc COVID-19 (hậu COVID-19) và cách phòng ngừa, xử trí theo hướng dẫn của Bộ Y tế; cách phòng ngừa, lưu ý phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm đối với bệnh viêm gan cấp tính 'bí ẩn' ở trẻ... Tuyên truyền thông điệp “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 do Bộ Y tế xây dựng để nâng cao kiến thức cho người dân trong việc lựa chọn, chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn; Tuyên truyền, hướng dẫn người dân khai báo và phối hợp trong việc “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19 để thực hiện cấp giấy chứng nhận tiêm chủng và “Hộ chiếu vắc xin” khi đã tiêm vắc xin phòng; hướng dẫn cập nhật Hồ sơ sức khỏe và sử dụng các công cụ chuyển đổi số trong khám chữa bệnh (VssID – BHYT, VneID –BCA, thanh toán không dùng tiền mặt...). Theo đó, khoa TTGDSK đề xuất các bệnh viện, TTYT cần chủ động xây dựng phương án dịch vụ sự nghiệp công có trong tâm, trọng điểm và bám sát các hoạt động thực tiễn.
 Cũng tại hội thảo, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Linh – khách mời với nhiều năm kinh nghiệm và bám sát mảng đề tài y tế đã chia sẻ về tác động và lợi ích của truyền thông xã hội, kinh nghiệm phát triển nội dung trên các kênh truyền thông trong thời đại mới. Nhà báo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao uy tín của các đơn vị, quảng bá thương hiệu các bệnh viện, cách tiếp cận công chúng hiệu quả. Để làm được điều đó, các cán bộ truyền thông cần cập nhật xu hướng truyền tải mới thông qua hình thức như E-magazine, Podcast, Infographic, Stories,…
 Sau chia sẻ đến từ nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Linh, các đại biểu cũng đã nhận được nhiều tham luận và ý kiến đóng góp có giá trị đến từ các đơn vị.
 Cụ thể, TTYT Tiên Yên, TTYT thị xã Quảng Yên chia sẻ về hiệu quả TTGDSK thông qua fanpage. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Bãi Cháy trình bày tham luận với chủ đề “Bệnh nhân tìm kiếm thông tin gì trên website của bệnh viện”, trong đó báo cáo viên đã đưa ra rất nhiều thông tin chi tiết về số lượng người truy cập, các cụm từ liên quan đến bệnh học được người dân quan tâm để từ đó tập trung phát triển những nội dung có liên quan. Bên cạnh đó, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển cũng đóng góp tham luận tập trung vào xu hướng phát triển nội dung trên Facebook và kiến nghị các đơn vị cấp trên có thể đào tạo tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất video, clip cho các cán bộ truyền thông.
 Đóng góp ý kiến tại hội thảo, bác sĩ Đỗ Duy Long – PGĐ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh – đơn vị đã được Facebook cấp tích xanh khẳng định uy tín của bệnh viện chia sẻ cách duy trì và phát triển fanpage.   Để lan toả hình ảnh của bệnh viện cũng như uy tín của đội ngũ y bác sĩ, lãnh đạo đơn vị cần có định hướng đúng đắn, quan tâm đến đời sống của các cán bộ TTGDSK.
 Ngoài ra, các vấn đề về xử lí khủng hoảng truyền thông tại các đơn vị, đấu tranh trước những thông tin xấu, sai lệch cũng được đưa ra để các khách mời giải đáp.
 Kết thúc hội thảo, các đại biểu tham dự được kì vọng sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong việc giáo dục sức khoẻ cho mọi người dân tại địa phương thông qua những hình thức truyền thông hiện đại.
 
 
Nguồn: https://suckhoequangninh.vn/pgd-so-y-te-nguyen-minh-tuan-truyen-thong-phai-di-truoc-mot-buoc-gdsk-phai-duoc-dat-len-hang-dau/

 Đêm ngày 06/11/2022 Bệnh viện ĐK Cẩm Phả tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân nam 41 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu nặng: Mệt, hoa mắt chóng mặt, da niêm mạc nhợt trắng, mạnh nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp 65/40mmHg; Máu tươi chảy liên tục qua hậu môn.

Qua hỏi bệnh, bệnh nhân khai thường xuyên bị táo bón, lần này trước khi xuất hiện các triệu trứng  bệnh nhân có đi ngoài rặn gắng sức vì 1 cục phân rắn, to. Thăm trực tràng các bác sĩ thấy rất nhiều máu cục và máu tươi phun thành tia.

Bệnh nhân được chẩn đoán: Sốc mất máu do vỡ trực tràng. Điều đặc biệt, bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm AB, loại máu đang không có dự trữ tại viện. Ngay lập tức, báo động đỏ bệnh viện được kích hoạt. Bệnh nhân được hồi sức tích cực và chuyển thẳng phòng mổ cấp cứu, đồng thời khoa xét nghiệm xin hỗ trợ gấp máu nhóm AB từ bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Trong quá trình mổ, các bác sĩ phát hiện 2 đường vỡ  dọc trực tràng dài mỗi vết 5 và 7cm , tổn thương đi qua hết toàn bộ lớp cơ gây chảy máu ồ ạt. Bệnh nhân nhanh chóng được khâu đường vỡ trực tràng cầm máu, làm hậu môn nhân tạo bảo vệ phía trên và truyền máu; hồi sức tích cực.

Sau mổ, bệnh nhân đã dần ổn định, được  xuất viện và hẹn tái khám.

Bệnh nhân ngày được ra viện

Theo Bs CKI Nguyễn Văn Bình- Khoa Ngoại bệnh viện đa khoa Cẩm Phả: Thương tổn hậu môn trực tràng có hình thái lâm sàng rất đa dạng, do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, vết thương do bị vật nhọn đâm trực tiếp vào vùng tầng sinh môn, tai nạn lao động …. Tổn thương vỡ trực tràng do phân táo như trường hợp này là khá hiếm gặp nhưng không phải không thể xảy ra. Đặc điểm giải phẫu trực tràng và vùng lân cận có mạch máu phong phú nên khi tổn thương thường gây chảy máu khó kiểm soát. Bên cạnh đó, trực tràng là nơi chứa nhiều vi khuẩn kỵ khí, cấu tạo giải phẫu nhiều mô lỏng lẻo nên các tổn thương ở vùng này rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt khi viêm tấy lan toả sẽ rất nguy hiểm.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo: Trong trường hợp gặp chấn thương vùng hậu môn, trực tràng, bệnh nhân nên tới ngay các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, tránh những hệ quả đáng tiếc, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng và những di chứng nặng nề cho cuộc sống sau này. Để dự phòng táo bón, người dân nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ xung lượng chất xơ đầy đủ, uống nhiều nước. Khi khó đại tiện, người bệnh nên đi khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa bệnh đúng cách.

Thứ năm, 17 Tháng 11 2022 16:11

Thông báo mời báo giá

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẨM PHẢ
Giấy phép số 31/GP-STTTT ngày 15/05/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông
Chịu trách nhiệm chính: Ông Vũ Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện
Địa chỉ: Số 371 Đường Trần Phú - Phường Cẩm Thành - Tp. Cẩm Phả - QN
Điện Thoại : 0203 3862245 - Fax : 0203 3862357
Email: bvdkcampha@gmail.com

Top
Tra cứu kết quả online
Đăng ký khám online