- Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới và tại Việt Nam
- Trên thế giới hiện nay có 384 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, với hơn 3,1 triệu trường hợp tử vong mỗi năm, và là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trong các nguyên nhân tử vong bệnh tật.
- Ở Việt Nam, tỷ lệ COPD ở tuổi trên 40 là 4,2%; trong đó tỷ lệ ở nam giới là 7,1%, nữ giới là 1,9%; Khu vực Nông thôn 4,7%, Thành thị 3,3%, miền Núi 3,6 %; miền Bắc: 5,7%, miền Trung: 4,6%, miền Nam: 1,9%.
- Đến nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã và đang là gánh nặng lớn đối với nền kinh tế xã hội và sức khỏe của các quốc gia trên toàn thế giới nhất là với các nước nhiệt đới thuộc nhóm các nước thu nhập thấp và trung bình như nước ta.
- Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Hút thuốc lá: là nguy cơ chính, có tới 80-90% người BPTNMT có hút thuốc, bao gồm cả thuốc lá, thuốc lào, và xì gà.
- Ô nhiễm môi trường nơi ở: từ chất đốt sinh ra do đun nấu, và sưởi ấm trong nhà không thông thoáng; đây là yếu tố nguy cơ thường gặp ở phụ nữ ở các nước đang phát triển.
- Không khí ô nhiễm bên ngoài:khí thải xe hơi, bụi từ nhà máy công nghiệp cũng góp phần gây BPTNMT.
- Yếu tố di truyền:đột biến gen SERPINA1, gây thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, bệnh thường khởi phát sớm trước 40 tuổi, đặc biệt khi có hút thuốc lá.
- Tình trạng kinh tế xã hội: có liên quan đến nguy cơ mắc BPTNMT có thể do tình trạng ô nhiễm không khí nơi ở và môi trường bên ngoài, thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng.
- Hen phế quản có thể là một yếu tố nguy cơ gây giới hạn luồng khí thở và tiến triển dần thành BPTNMT.
- Lao phổi đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây BPTNMT
- Tất cả các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phổi trong báo thai hoặc thời kỳ thơ ấu đều là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến BPTNMT, ví dụ: cân nặng khi sinh, nhiễm trùng phổi tử nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển phổi sau này, tuổi già trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn lứa tuổi trẻ.
- Tại Quảng Ninh có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do:
- Ngoài Nguyên nhân hàng đầu là do hút thuốc lào, thuốc lá; Tại Quảng Ninh còn nhiều nhóm người sống, làm việc trong môi trường lao động có nhiều các tác nhân khác tăng nguy cơ mắc bệnh như: ô nhiễm không khí, môi trường sống, sinh hoạt, làm việc từ khói bụi, khí, hóa chất độc hại các loại tại các nhà máy công trường, hầm lò sản xuất than, đá, xi măng, sợi bông vải,…vv.
- Đồng thời, Quảng Ninh thuộc vùng Đông Bắc giáp Trung Quốc nên điều kiện thời tiết thay đổi thường xuyên, mùa hè quá nóng, mùa đông gió mùa gây nhiều đợt lạnh từ phương bắc tràn vào làm người bệnh khó thích nghi kịp cũng là tác nhân góp phần làm tiến triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng hơn.
- Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Các dấu hiệu triệu chứng chính, bao gồm:
+ Ho kéo dài: có thể kèm theo khạc đờm hoặc không.
+ Có những đợt viêm phế quản cấp tái diễn, biều hiện bằng ho khạc đờm tăng.
+ Khó thở: tiến triển tăng dần theo thời gian, tồn tại liên tục, cảm giác như thiếu không khí, hụt hơi, phải gắng sức để thở, tăng lên khi gắng sức hoặc nhiễm khuẩn hô hấp.
- Tùy theo mức độ của bệnh, có thể thấy:
+ Giai đoạn sớm khám đa số bình thường; Nếu bệnh nhân có khí phế thũng có thể thấy lồng ngực hình thùng, gõ vang, rì rào phế nang giảm.
+ Giai đoạn muộn, có thể thấy: Nói ngắn hơi, co kéo cơ hô hấp phụ cả lúc nghỉ ngơi; Biến dạng lồng ngực kiểu hình thùng, gõ vang; Nghe phổi thấy thông khí giảm, có thể có ran rít, ran ngáy; Có thể có triệu chứng của suy tim phải như phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
- Biến chứngcủa bênh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Nếu không phát hiện điều trị sớm và không tuân thủ điều trị bệnh diến biến nặng dần và kèm theo các biến chứng với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và nguy kịch tính mạng với các biến chứng như sau:
- Đợt cấp COPD ngày càng nhiều và nặng hơn.
- Nhiễm trùng phổi.
- Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)
- Giãn phế nang
- Tràn khí màng phổi
- Suy tim
- Rung tâm nhĩ
- Trầm cảm, lo âu
- Rối loạn giấc ngủ
- Ung thư phổi
- Tăng áp động mạch phổi
- Xẹp phổi
….
- Cách phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
* Các triệu chứng dấu hiệu gợi ý người bệnh có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần sớm đi khám kiểm tra tại các cở y tế chuyên khoa bệnh phổi ngay đó là:
- Với các nhóm người có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao như: Nhóm thường xuyên tiếp xúc khói thuốc lá chủ động do nghiện hút thuốc lá thuốc lào hoặc thụ động do hít của người nghiện húy thuốc lá thuốc lao; Nhóm có sinh hoạt, làm việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khí độc từ công trường, hầm lò, nhà máy, phương tiện giao thông, từ đun nấu bằng rơm dạ củi, nhóm người có tiền sử phát triển phổi kem, nhóm có bệnh phổi mạn tính như lao, Hen phế quản, nhóm người già trên 40 tuổi nếu có 1 trong 03 dấu hiệu hoặc ho kéo dài trên 02 tuần, hoặc khạc đờm trên 02 tuần hoặc có tức ngực khó thở cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa bệnh phổi gần nhất để khám bệnh, đo chức năng hô hấp để chủ động phát hiện sớm BPTNMT.
- Các biện pháp phòng bệnh và giảm đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi đã mắc bệnh?
- Cai thuốc lá, thuốc lào: 90% BN mắc COPD có hút thuốc lá (chủ động hoặc thụ động). Việc ngưng hút thuốc lá thuốc lào giúp tình trạng bệnh ổn định hơn.
- Tiêm phòng vacxin cúm hàng năm vào đầu mùa thu và vacxin phế cầu 1 lần trong đời. Nhất là bệnh nhân trên 65 tuổi và có rối loạn thông khí nặng trở lên.
- Tránh tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm môi trường từ khói bụi nghề nghiệp than, đá, xi măng, sợi bong vải, khí chất đốt sinh học, hóa học độc hại, lông chó mèo, bụi phấn hoa…
- Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của Y bác sĩ: giúp giảm triệu chứng khó thở, giảm tỷ lệ xảy ra đợt cấp, người bệnh cần phải thường xuyên mỗi tháng một lần đến cơ sở y tế chuyên khoa bệnh phổi để tái khám, đánh giá tình trạng bệnh và điều trỉnh phác đồ điều trị, chế độ tập luyện phục hồi chức năng (PHCN), vật lý trị liệu (VLTL)…
- Tập VLTL, tập PHCN và thường xuyên tập thể dục phù hợp với sức khỏe nhằm cải thiện chức năng hô hấp (CNHH) và tăng cường sức khỏe.
- Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần làm gì để đạt hiệu quả điều trị
- Để việc điều trị BPTNMT mang lại hiệu quả cao, việc đầu tiên là người bệnh phải thay đổi thói quen sống. Ngoài việc điều trị dự phòng đều đặn hàng ngày bằng các thuốc xịt, hít và theo hướng dẫn của bác sỹ. Người mắc bệnh COPD cần tuân thủ chế độ điều trị không dùng thuốc để kiểm soát bệnh.
- Đầu tiên, người bệnh cần ngừng ngay việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: khói thuốc lá, thuốc lào, bụi khói, khí độc hại (bếp than, củi hay khí độc). Cần cai thuốc lá, thuốc lào ngay nếu đang sử dụng.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tập VLTL, tập PHCN và thường xuyên tập thể dục phù hợp với sức khỏe nhằm cải thiện CNHH và tăng cường sức khỏe.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Giữ vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng khí.
- Giữ ấm cổ và ngực về mùa lạnh.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng của tai mũi họng và răng hàm mặt, nhiễm trùng đường hô hấp như: cúm, viêm phổi. Đây cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây đợt cấp.
- Việc chủ động tiêm các loại vắcxin phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là việc làm quan trọng giúp bảo vệ phổi, phòng nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả sẽ phòng và giảm diễn biến nặng PBTNMT.