1.1 Chỉ định
Chọc hút tế bào tuyến giáp được chỉ định trong những trường hợp như: Nghi ngờ viêm giáp, u tuyến giáp (U nang hoặc bướu nhân hoặc ung thư giáp).
Bệnh nhân nghi ngờ u tuyến giáp được chỉ định chọc hút
1.2 Chống chỉ định
- Các trường hợp cường giáp
- Các trường hợp bị các bệnh về máu không đông
- Các trường hợp đang trong tình trạng cấp cứu.
Chọc hút tế bào tuyến giáp đem đến tỷ lệ thành công trên 70%, an toàn cho sức khoẻ bệnh nhân, điều trị không cần phẫu thuật và không có tác dụng phụ. Chi phí thực hiện thấp hơn so với phương pháp điều trị khác.
2. Chọc hút tế bào tuyến giáp có đau không?
Theo các bác sĩ, chọc sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ không gây bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng. Sau khi thực hiện sinh thiết, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ trong một vài ngày, tại chỗ chọc có thể xuất hiện bầm tím và sẽ tan vết bầm sau một hai ngày.
Chọc hút tế bào tuyến giáp là một thủ thuật an toàn, không gây nhiều đau đớn
- Sau khi thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp cần lưu ý những gì?
Bệnh nhân sau chọc sinh thiết tuyến giáp cần chú ý cần giữ sạch vùng chọc dịch trong vòng 24 giờ; tránh vận động, tác động mạnh đến khu vực vùng cổ trong ngày đầu tiên và cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về xử lý vùng da chọc sinh thiết. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường như:
- Vùng chọc hút tế bào bị nhiễm trùng.
- Bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ.
- Vùng chọc hút bị chảy máu nhiều.
Khi thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân hay người nhà cần thông báo cho bác sĩ điều trị.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả đang thường xuyên triển khai thực hiện kỹ thuật chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA). Đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe tuyến giáp và nhận được sự chăm sóc tốt nhất .
Mọi thắc mắc đề nghị liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả hoặc bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thanh Tâm - phụ trách khoa Nội, SĐT: 0349717623 để được thăm khám và tư vấn kịp thời