Thực nghiệm của Robert Koch đã cho thấy: Chuột lang sau khi được gây nhiễm lao nếu được tiêm vi khuẩn lao chuột không bị chết vì đã có miễn dịch. Kết quả này đã gây nên một tiếng vang lớn đối với lịch sử nghiên cứu bệnh lao trên toàn thế giới.
Ảnh minh họa
Một số đặc điểm của Vi khuẩn Lao
Tên khoa học: MicobacteriumTuberculosis
Hình thể: hình que.
Đặc điểm: trong môi trường tự nhiên tồn tại 3 - 4 tháng, dưới ánh sáng mặt trời chết sau 1,5 giờ; ở nhiệt độ 420C ngừng phát triển; ở nhiệt độ 800C chết sau 10 phút; trong cồn 900C chết sau 3 phút; chiếu tia cực tím chết sau 2 - 3 phút. Trong phòng thí nghiệm có thể nuôi cấy, bảo quản Vi khuẩn Lao trong nhiều năm.
Sinh sản: là loại vi khuẩn sinh sản chậm, 20 giờ 1 lần, bằng cách phân đôi.
Nguồn thải Vi khuẩn lao: chủ yếu từ người Lao phổi.
Sự nguy hiểm của Vi khuẩn Lao:
Không có nơi nào tránh được vi khuẩn Lao; bất kỳ ai hít thở không khí cũng bị đe doạ.
Cả thế giới đang thu nhỏ lại, còn vi khuẩn Lao đang phát triển mạnh hơn.
Vi khuẩn Lao kháng đa thuốc đã lan tràn không thể đẩy lùi được.
Cả thế giới hiện như đang ngồi trên một trái bom - là chủng vi khuẩn Lao kháng đa thuốc.
Lịch sử Ngày chống Lao thế giới:
Ngày 24/3/1992: nhân kỷ niệm 100 năm ngày Robert Koch phát hiện ra Vi khuẩn Lao, Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội chống Lao Quốc tế đã tài trợ để tổ chức Ngày Thế giới phòng chống bệnh Lao.
Ngày 24/3/1998: lần đầu tiên được coi là ngày chính thức của Liên hợp quốc.
Ngày 24 tháng 3 hàng năm không phải là ngày lễ kỷ niệm mà là ngày nhắc nhở toàn nhân loại rằng: Bệnh Lao - kẻ giết người man rợ và nguy hiểm nhất đang còn tồn tại, mặc dù hiện nay chúng ta đã có thuốc men và nhiều phương tiện.
Ngày Thế giới phòng chống bệnh Lao được tổ chức thường xuyên vào ngày 24/3 hàng năm ở tất cả các Quốc gia trên toàn thế giới nhằm mục đích phổ biến rộng rãi, tăng cường kiến thức và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đối với công tác phòng chống lao.
Bs Nguyễn Sơn Triều – Sưu tầm